Bệnh Cầu Trùng Trên Heo (Isospora suis) | Vetshop.VN


Bệnh Cầu Trùng Trên Heo (Isospora suis)

Đăng bởi: | ngày: 3.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Phân sệt, màu kem vương vãi khắp chuồng
Phân sệt, màu kem
vương vãi khắp chuồng
Bệnh cầu trùng trên heo con là bệnh kí sinh trùng gây cho heo con ở giai đoạn 8-15 ngày tuổi...

Bệnh cầu trùng là gì ?

Bệnh cầu trùng trên heo con là bệnh kí sinh trùng gây cho heo con ở giai đoạn 8-15 ngày tuổi.

Những triệu chứng quan trọng nhất của bệnh ?

Những đàn  heo trong chuồng đẻ có biểu hiện mức độ lâm sàng khác nhau và không phải tất cả các heo con trong cùng một lứa đẻ đều bị ảnh hưởng như nhau.
Những triệu chứng quan trọng nhất của bệnh:
  • Tiêu chảy sền sệt đến lỏng chuyển sang lỏng hơn khi nhiễm trùng nặng hơn. Trên thân heo dính đầy phân lỏng, luôn ẩm ướt và có mùi ôi của sữa chua.
  • Giảm khối lượng cơ thể khi cai sữa
Phân heo con tiêu chảy màu kem
Phân heo con tiêu chảy màu kem
Heo con theo mẹ trên 5 ngày tuổi tiêu chảy
Heo con theo mẹ trên 5 ngày tuổi tiêu chảy

Heo còi cọc, mất nước, xù lông
Heo còi cọc, mất nước, xù lông

1. Nguyên nhân:

Do một loại kí sinh trùng nhỏ có tên Isospora suis. Kí sinh trùng này sống và nhân lên trong tế bào vật chủ, chủ yếu là tế bào đường ruột. Đây là một nguyên sinh động vật sinh sản rất nhanh với thời gian ủ bệnh khoảng 4-6 ngày, trong một thời gian ngắn nó tự hoàn thành vòng đời và heo bắt đầu thải ra những thế hệ nang noãn mới. Điều này có nghĩa rằng chúng đã phá hủy nhung mao và màng ruột trong quá trình ủ bệnh ở HCTM.


Hồi tràng của heo con 5 ngày tuổi sau khi nhiễm bệnh
Hồi tràng của heo con 5 ngày tuổi sau khi nhiễm bệnh
Hồi tràng bình thường của heo không bị nhiễm cầu trùng
Hồi tràng bình thường của heo không bị nhiễm cầu trùng

2. Vòng đời của cầu trùng

Trứng cầu trùng được thải qua phân ra ngoài môi trường, phát triển và có khả năng lây  nhiễm trong vòng 12-24 giờ ở nhiệt độ khoảng 25-350C. Trứng cầu trùng có thể tồn tại ngoài môi trường nhiều tháng và rất khó diệt do chúng kháng với hầu hết thuốc sát trùng. Trứng được heo ăn vào và trải qua 3 giai đoạn phát triển trên thành của ruột non để hoàn thành vòng đời. Đây là giai đoạn chúng gây tổn thương cho đường tiêu hóa.


Vòng đời của cần trùng qua ký chủ là heo
Vòng đời của cần trùng qua ký chủ là heo
Để hoàn thành vòng đời phải mất 5-10 ngày, do đó bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng ở heo con trước 5 ngày tuổi.

Trứng cầu trùng
Trứng cầu trùng nhìn qua kính hiền vi quang học

3. Chuẩn đoán:

Chúng ta có thể nghi ngờ bệnh do cầu trùng nếu HCTM có các triệu chứng tiêu chảy và điều trị kháng sinh ít có hiệu quả. Lấy mấu phân heo tiêu chảy xét nghiệm tìm noãn nang bằng phương pháp phù nổi. ngoài ra có thể lấy phần ruột( ruột non) có bệnh tích đi kiểm tra mô học.


Ruột heo sung huyết có hình dải ruy băng
Ruột heo sung huyết có hình dải ruy băng
Ruột có màng giả do kế phát Clostridium
Ruột có màng giả do kế phát Clostridium

Tầm quan trọng của việc phòng ngừa cầu trùng

  • Sức khỏe đường ruột heo con ảnh hưởng đén sự tăng trưởng, nhiễm khuẩn kế phát và hiệu quả sử dụng thức ăn cả đời heo.
  • Việc bảo vệ niêm mạc ruột khỏi cầu trùng ở heo con theo mẹ rất quan trọng trong phòng ngừa chậm lớn và thiệt hại kinh tế do nhiễm khuẩn đường ruột trước và sau cai sữa.
  • Nguyên lý kiểm soát cầu trùng là dựa trên cơ sở bảo vệ nhung mao ruột trong quá trình ủ bệnh và phát bệnh giúp cải thiện sức khỏe đường ruột heo con.

4. Biện pháp phòng ngừa

Để kiểm soát bệnh hiệu quả phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ như:
  • Dọn sạch phân, cọ rửa sạch sẽ chuồng trại hàng ngày.
  • Không cho heo con tiếp xúc vwois phân và các chất đọ chuồng, để tránh nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh.
  • Sử dụng các thuốc ngừa cầu trùng cho heo.
Một số thuốc điều trị bệnh cầu trùng
Bệnh
Sài gòn Vet
BIO-PHẢMCHEMIE
BEYER
Cầu trùng
-Cocidyl
-Totra Coc 5%
-Bio Zuricoc (Toltrazuril)
-Bio Cocci 33
-Bio Clorococ
Baycox

5. Điều trị

Cho toàn đàn heo trong ổ bệnh ( có triệu trứng tiêu chảy hoặc không ) uống Vicox-toltra 1 lần duy nhất theo liều sau:
  • Heo con 3-5 ngày tuổi: 0,5 ml/con.
  • Heo trên 5 ngày tuổi: 1ml/2,5kg thể trọng.
Trường hợp heo tiêu chảy nặng, phân lẫn máu cần kết hợp thêm các thuốc trợ lực khác để heo nhanh cháng hồi phục như:
  • Vitamin K, Vitamin B.Complex, Vitamin C
  • Cung cấp đầy đủ nước và các chất điện giải như Electrolyte
  • Bổ sung men tiêu hóa vào trong thức ăn.
  • Sát trùng chuồng trại hàng ngày bằng Vimekon 1/200, liên tục trong 7 ngày đẻ diệt kén hượp tử ở môi trường ngoài.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y