Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (Chronic respiratory Disease: CRD) | Vetshop.VN


Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (Chronic respiratory Disease: CRD)

Đăng bởi: | ngày: 3.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Gà bị xưng mặt, mắt chảy dịch.
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (hay còn gọi là CRD – Chronic Respiratory Disease) do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium gây ra. Bệnh thường xảy ra trên mọi lứa tuổi (thường gặp trên gà con giai đoạn từ 4-8 tuần tuổi và gà đẻ)…

1.  Sức kháng

Mycoplasma ở trong cơ thể gà và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa... Mycoplasma chỉ sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi), trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4 - 5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn tại đến 18 ngày.
Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol, formol, propiolactone, methiolate. Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.

2.  Phương thức truyền lây

Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, qua phôi từ những gà bố mẹ bị bệnh. Sự lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi mang mầm bệnh…

Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi (tiêm chủng vaccine, gà suy dinh dưỡng, vệ sinh chăm sóc kém…) và thường kế phát sau các bệnh như: Tụ huyết trùng, Newcastle, Cúm, E.coli, Salmonella, Viêm khí quản truyền nhiễm (IB), Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) hoặc Gumboro.

3.   Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh chậm (6 - 12 ngày), tỷ lệ chết khoảng 30%.
  • Ở gà con: Khi mới nhiễm bệnh gà thường biểu hiện dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu dịch trong và sau đó đặc và nhày trắng. Gà con ho, thở khó và khò khè về sáng và ban đêm, ăn ít, chậm lớn. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%.
  • Ở gà lớn: Tăng trọng chậm, kém ăn, thở khò khè, hắt hơi, một số con chảy nước mũi.
  • Đối với gà đẻ: những ngày đầu giảm ăn, giảm cân, giảm đẻ trứng. Sau đó chảy nước mắt, nước mũi, hắc hơi, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, thở khò khè, trứng đổi màu, xù xì. Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.

4.  Bệnh tích

Mặt sưng, thủy thủng, viêm mắt, phù đầu.
Hình 1: Gà bị sưng mặt
Hình 1: Gà bị sưng mặt
Hình 2: Gà bệnh bị viêm mắt tiết dịch
Hình 2: Gà bệnh bị viêm mắt tiết dịch

Khi bệnh cấp tính: Xoang mũi viêm và lồi lên, khí quản tích nhiều dịch viêm keo nhày màu trắng hơi vàng, màng túi khí màu trắng đục, viêm phổi.

Hình 3: Túi khí tích nhiều dịch viêm
Hình 3: Túi khí tích nhiều dịch viêm
Hình 4: Túi khí mờ đục
Hình 4: Túi khí mờ đục
Khi bệnh trong giai đoại mãn tính: Màng túi khí dày đục trắng bã đậu. Nếu có kế phát với E. coli thì thấy màng bao quanh tim và màng bao phúc mạc đều tăng sinh trắng đục hoặc viêm dính vào tim, gan, ruột. Phôi chết trước khi nở và túi khí phôi có những chất dịch nhày như bã đậu màu trắng

Hình 5: Viêm màng bao tim, viêm màng bao phúc mạc tăng sinh trắng đục khi nhiễm kế phát với E.coli.
Hình 5: Viêm màng bao tim, viêm màng bao phúc mạc 
tăng sinh trắng đục khi nhiễm kế phát với E.coli. 

5. Phòng và trị bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng cách loại bỏ các chất thải và chất lót chuồng, đồng thời vệ sinh máy ấp thật tốt. Bên cạnh đó cần thành lập quy trình và hệ thống chăn nuôi theo nguyên tắc: “cùng vào – cùng ra” để loại mầm bệnh ra khỏi môi trường chăn nuôi.
  • Cần lưu ý đến điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi: Nuôi gà với mật độ vừa phải, chuồng trại cần được thông thoáng, giảm nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Cl, CO2 vì chúng sẽ gây các tổn hại  cho xoang mũi, thanh khí quản...  từ đó tạo điệu kiện cho sự bệnh CRD cùng các bệnh hô hấp khác phát triển.
  • Khi nhập đàn mới vào nên có thời gian cách ly (trung bình là 21 ngày). Mặt khác cũng nên thường xuyên tiến hành kiểm tra máu trên đàn gà giống để loại thải các gà dương tính với CRD.
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, nước uống sạch không nhiễm mầm bệnh, tạo điều kiện ngoại cảnh tối ưu cho gia cầm tránh stress. Bên cạnh đó cần bổ sung các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
  • Tiêm phòng vaccin CRD để ngừa bệnh, tuy nhiên việc tiêm phòng đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
  • Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm với Mycoplasma để phòng bệnh như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline... Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng lâu dài đã có một số kháng sinh trở nên giảm hoạt lực đối với Mycoplasma.




Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y