Chất Lượng Sữa Giải Quyết Vần Đề 4P (PRRS, PMWS, PRDC, and PED) | Vetshop.VN


Chất Lượng Sữa Giải Quyết Vần Đề 4P (PRRS, PMWS, PRDC, and PED)

Đăng bởi: | ngày: 12.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Đánh thức khả năng miễn dịch của heo ngay trong lúc đang ngủ
Nếu chúng ta cung cấp không đủ lượng thức ăn cần thiết để bồi dưỡng cho heo thời kỳ tuyến vú phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho heo con bú sau này.

Tôi rất đồng tình và ủng hộ việc các chủ trại nuôi heo đã tiến hành các bước theo dõi và chăm sóc đặc biệt cho heo nái thời kỳ tuyến vú phát triển và tiết sữa. Nếu chúng ta cung cấp không đủ lượng thức ăn cần thiết để bồi dưỡng cho heo thời kỳ tuyến vú phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho heo con bú sau này. Và khi có vấn đề gì đó phát sinh, chúng ta hay than vãn vì kết quả việc mình làm không được tốt đẹp như mong muốn.

Hãy so sánh tuyến vú heo của người chỉ đo độ dày mỡ lưng điều chỉnh lượng cám để tạo thể trạng chuẩn và người có nhiều kinh nghiệm về điều chỉnh cám, chuyên gia am hiểu về heo sẽ thấy nhiều sự khác biệt. Người nuôi heo chỉ dựa vào độ dày mỡ lưng để điều chỉnh lượng cám thường thì tuyến vú của heo sẽ không phát triển. Ngược lại, chuyên gia khi điều chỉnh dù lượng cám cho ăn ít hơn, thể trạng nái vẫn chuẩn và tuyến vú phát triển hơn. Đồng thời, khi heo mẹ khỏe mạnh thì sức đề kháng của cơ thể rất tốt và tránh được một số bệnh lây nhiễm, giải quyết vấn đề 4P (PRRS, PMWS, PRDC, PED) hiệu quả hơn. Do đó, năng suất chăn nuôi cũng tăng vọt.

1. Đánh thức khả năng miễn dịch của heo ngay trong lúc đang ngủ

Tất cả các động vật sống trên trái đất đều có sức đề kháng rất mạnh để chống chọi với bệnh tật. Các loài động vật tồn tại trong tự nhiên đều mang trong mình khả năng miễn dịch và sức mạnh tiềm ẩn để chiến thắng các dịch bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta biết cách phục hồi khả năng miễn dịch của heo trong chuồng đang nuôi thì sẽ giải quyết được 4P. Sau khi cho cai sữa được khoảng 7 ~ 10 ngày, một vài con heo có hiện tượng đau mắt, heo bị mắc bệnh và chết mặc dù nông trại đã có chương trình phòng dịch. Những con phát triển bình thường thì lớn nhanh và mau được xuất chuồng. Mỗi trang trại đều có thể gặp các sự cố khác nhau nhưng ta có thể có phương hướng khắc phục chung như cải thiện môi trường sống, giảm mật độ nuôi, làm trong sạch không khí trong trang trại, tiêu chuẩn hóa lượng thức ăn sẽ giảm tỷ lệ chết.

Xác định khu vực xảy ra sự cố dịch bệnh, chỉ xử lý những nguyên nhân đó (như khí gas, mật độ nuôi nhốt, hoặc thiếu sự thông gió trong chuồng nuôi) cũng khó giải quyết được vấn đề. Có nhiều trang trại cho tiêm vaccine hay ứng dụng liệu pháp huyết thanh nhưng vẫn không đạt hiệu quả chữa trị (ứng dụng tiêm vaccine phòng PRRS thì vài nơi có kết quả tốt nhưng hầu như các trang trại đều không thấy hiệu quả khả quan).

Ta thấy heo con được sinh ra và bú sữa được khoảng 10 ngày có triệu chứng đau mắt, lông toàn thân trắng toát, dài và dựng đứng. Đó là biểu hiện phát sinh bệnh tật. Vậy thì, heo mẹ có vấn đề gì? Có phải heo mẹ đã truyền bệnh cho heo con? Heo con được thừa hưởng chất interferon (loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công, nhằm hạn chế virus phát triển) và kháng thể từ heo mẹ cũng có thể bảo vệ ở mức độ nhất định, nhưng khi cai sữa thì khả năng miễn dịch rất yếu ớt. Sức khỏe của heo con và heo mẹ khác nhau, vấn đề là do heo mẹ bị bệnh rất đặc trưng. Đó là hiện tượng máu bầm tụ ở sống lưng và phần cổ, da bị một lớp vảy sừng bao phủ, ta thấy đường viền dọc trên sống lưng, các đốm đen đóng vảy dính chặt trên da, đồng thời mắt bị viêm và rớm nước nhầy. Lớp vảy sừng đóng trên da đó 3 tháng sau cũng không khỏi nên tiềm ẩn vi trùng ở bên trong rất nguy hiểm.

Từ những kết quả tổng hợp với nhiều trạng thái như vậy làm cho hoạt động trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể bị trì trệ nên ta phải thúc đẩy các hoạt động trao đổi chất đó giống như cây ngủ suốt mùa đông và đợi đến mùa xuân để đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Ta phải quan tâm ngay từ khi thấy hiện tượng da heo có biểu hiện bất thường, phải xóa bỏ vết đốm đen trên da từ khi mới hình thành, ta thấy có thể dùng tay sờ lên lớp da đóng vảy đó và bóc tuột bong ra được. Đó là cách khơi dậy khả năng miễn dịch khi đang ngủ say. Như vậy, mắt của heo sẽ không còn ghèn và không chảy nước nhầy nữa.

2. Bằng cách nào khơi dậy khả năng miễn dịch?

Nếu thấy hiện tượng thay đổi bất thường thì phải theo dõi, xử lý ngay bởi khả năng miễn dịch của heo sẽ xấu dần đi. Hầu hết nguyên nhân ảnh hưởng xấu cho heo diễn ra khi heo đang mang thai giai đoạn cuối, trọng lượng cơ thể tăng lên và do tăng lượng cung cấp thức ăn quá mức nhằm để heo phát triển tuyến vú có khả năng tiết nhiều sữa. Đó cũng là nguyên nhân thúc cho heo ăn nhiều. Nếu tăng lượng thức ăn quá nhiều làm tăng cân thì khả năng miễn dịch giảm đi. Ngày nay, heo được cung cấp những chất đạm và năng lượng chất lượng cao nên dễ dẫn đến tình trạng heo phát bệnh béo phì, chức năng của gan, thận giảm sẽ làm viêm bàng quan, viêm thận, sỏi thận, khả năng trao đổi chất trong cơ thể cũng không điều hòa tốt được.

Phương pháp tốt nhất để khơi dậy khả năng miễn dịch, sức mạnh tiềm ẩn bên trong cơ thể heo đó là việc điều chỉnh lượng thức ăn ở giai đoạn tuyến vú phát triển nhất (75~90 ngày mang thai). Điều chỉnh lượng cung thức ăn ít đi trong vòng 20 ngày thì sẽ thấy thay đổi lớn, nhanh thì khoảng 90 ngày lớp vảy sừng sẽ tróc ra. Tác động vừa phải làm cho tình trạng của heo sẽ tốt hơn, điều chỉnh lượng thức ăn cần thiết sẽ giúp heo dễ hấp thụ và tiêu hóa dễ dàng hơn. Đồng thời nên cho heo mẹ di chuyển, vận động nhẹ nhàng để cho những chất dư thừa tiêu tan, tăng cường hô hấp khi heo được vận động. Như vậy, với cách làm đơn giản nhưng lại có hiệu quả phục hồi sức đề kháng và khả năng miễn dịch, hoạt động trao đổi chất tốt giúp heo khỏe mạnh, hưng phấn. Giai đoạn thai 96~110 ngày nên cung cấp lượng thức ăn nhiều hơn 10~20% so với ngày thường, thời gian này cho ăn nhiều để trong vòng 10 ngày lớp vảy sẽ từ từ bong ra. Nếu lớp vảy không bong ra thì phải tiếp tục điều chỉnh tăng lượng thức ăn thêm thì mới có thể làm bong lớp vảy đó.

Khi những lớp vảy bong ra thì tuyến vú căng lên, chất lượng sữa tốt, heo con thời kỳ đầu bú sữa sẽ được thừa hưởng nhiều kháng thể tốt, heo con cũng không bị bệnh về mắt, mắt không có ghèn, nước nhầy ở khóe mắt. Trong suốt thời gian heo con bú sữa sẽ hấp thụ được tốt, tăng trưởng khỏe mạnh và khả năng miễn dịch tốt. Sau đó cho cai sữa và tách đàn sống riêng cũng không gặp sự cố hay vấn đề về bệnh tật.

Ta có câu “nước trên cao chảy xuống trong thì nước ở dưới cũng trong”, ngay từ đầu ta chú ý, quan tâm theo dõi và xử lý vấn đề thật tốt thì ta sẽ loại trừ được virus PRRS.

Các chủ trại heo đang rất nỗ lực trong công việc của mình sẽ mỉm cười thật tươi khi công sức của mình bỏ ra đã có thành quả tốt. Quan trọng là ta phải nắm bắt được thời điểm để hành động, nói như vậy nghĩa là việc quan trọng cần tiến hành đó là theo dõi và chăm sóc heo mẹ thật tốt thời kỳ mang thai và tuyến vú phát triển. Hy vọng là quý vị đã được bổ sung thêm những kiến thức cơ bản quan trọng giúp cho công việc của mình đạt hiệu quả cao.

Đối với những người muốn bắt đầu sự nghiệp chăn nuôi của mình trước hết hãy tích lũy cho mình về kiến thức lý thuyết và những kỹ năng nghịêp vụ. Điểm đáng lưu ý là khi heo sinh và nuôi con, cho con bú ta phải tăng lượng thức ăn để heo mẹ đủ chất dinh dưỡng, khỏe mạnh và tiết nhiều sữa, dòng sữa ngọt ngào sẽ là món quà quý giá nhất mẹ dành cho con.

Theo dõi, chăm sóc tốt khi heo đang mang thai và phát triển tốt tuyến vú thì sẽ không có PMWS.
Theo Pig & Pork



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y