Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Gà Thịt (ở giai đoạn từ 5 tuần tuổi – xuất bán) | Vetshop.VN


Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Gà Thịt (ở giai đoạn từ 5 tuần tuổi – xuất bán)

Đăng bởi: | ngày: 3.4.13 Bình luận cho bài viết! | In bài này
Giống gà trắng công nghiệp.
Giống gà trắng công nghiệp.
Nếu người chăn nuôi muốn nuôi gà hướng thịt thì nên chọn những giống gà Ri, gà Tàu Vàng, gà Nòi, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà lai Rodh- ri, gà Sasso…

1.  Thức ăn

Nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp là nuôi thúc sao cho gà ăn được nhiều nhất lượng thức ăn mà nó có thể để đạt tốc độ tăng trọng cao như khả năng di truyền sẵn có và có thể xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên tùy vào trọng lượng xuất chuồng mà người ta có thể chọn chương trình cho ăn thích hợp.
  • Nên chọn thức ăn cho gà thịt có gồm những thực liệu ổn định về giá và chất lượng, đặc biệt chú ý đến hàm lượng độc tố có trong thức ăn hạt như bắp, bánh dầu đậu phộng. Các loại bột thịt, bột cá có chất lượng cao, không bị nhiễm vi khuẩn, không bị hư hỏng…
  • Thức ăn phải cân đối các acid amin giới hạn như lysin và methionin, cân bằng năng lượng và protein. Đối với gà thịt xuất chuồng ở trọng lượng lớn, thời gian nuôi kéo dài, thức ăn phải có tỷ lệ protein và năng lượng hơi thấp để đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, giảm tình trạng yếu chân và chết đột ngột, đạt trọng lượng xuất chuồng với mức tiêu tốn thức ăn hợp lý, giảm tích mỡ ở bụng.
  • Đối với gà thịt thương phẩm, nuôi bằng thức ăn viên sẽ có lợi hơn khi nuôi bằng thức ăn bột vì ở dạng này gà ăn được lượng thức ăn nhiều hơn, thức ăn đã qua sấy ở nhiệt độ cao sẽ dễ tiêu hóa, tránh được tình trạng nhiễm khuẩn như Salmonella, E.coli.., mặt khác thức ăn ít rơi vãi nên ít tiêu tốn thức ăn.
  • Khi nuôi riêng trống mái, thức ăn gà trống trong giai đoạn gà giò có hàm lượng protein và acid amin cao hơn thức ăn gà mái khoảng 2%. Sau 2 tuần tuổi, nhu cầu protein và acid amin của gà trống cao hơn 15% và gà mái thấp hơn 5% so với tiêu chuẩn thức ăn nuôi chung trống mái.
  • Khi nhiệt độ môi trường cao trên 320C, cần tránh dư thừa lượng protein trong thức ăn cho gà thịt vì sẽ làm gia tăng sự sinh nhiệt, bên cạnh đó cần chú ý bổ sung thêm lysin và vitamin để giảm thiểu tác động xấu của stress nhiệt. Cũng cần lưu ý trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, gà ăn ít hơn nên việc sử dụng chất béo sẽ làm tăng năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn giúp giữ vững được mức tăng trọng của gà.
  • Trước khi xuất chuồng 2 tuần nên giảm bột cá, ngưng thuốc phòng cầu trùng và kháng sinh để thịt gà đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và không bị tanh mùi cá.

2.  Chăm sóc và nuôi dưỡng

Nhiệt độ

Gà phải đi lại tự do ở nhiệt độ 280C trong chuồng và 32 - 330C dưới chụp sưởi. Sau mỗi tuần nhiệt độ giảm 2-30C. Sau 3 tuần gà sẽ phát triển ở nhiệt độ tối ưu 21 - 240C, ở nhiệt độ này tốc độ sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn tối ưu đạt tiêu chuẩn.

Chế độ chiếu sáng

Sau 2 tuần tuổi dùng đèn chiếu sáng 25 W. So với giống gà sinh sản, nuôi gà thịt phải có số giờ chiếu sáng nhiều hơn vì gà ăn tự do cả ngày và đêm nên cần có ánh sáng. Có thể ngắt quảng giờ chiếu sáng, nhưng không ngắt lúc gà đói và không quá 30 phút/lần.

Bảng 6: Chế độ và cường độ chiếu sáng trong chăn nuôi gà thịt
Thời gian
Chế độ chiếu sáng
Cường độ chiếu sáng
1 – 3 tuần tuổi
4 – 5 tuần tuổi
Sau 5 tuần tuổi
24 giờ/ngày đêm
23 giờ/ngày đêm
23 - 22 giờ/ ngày đêm
3,5 - 4 W/m2 nền chuồng
2 W/ m2
0,2 - 0,4 W/m2

Ẩm độ

Ẩm độ chuồng nuôi gà thịt nên thấp hơn 75% vì gà thịt thường ăn tự do, lượng thức ăn tiêu thụ cao nên phân nhiều và ẩm ướt. Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình thải nhiệt qua sự bốc hơi nước từ da và niêm mạc đường hô hấp, trong khi đó chính là cách thải nhiệt quan trọng nhất của gia cầm nên khi ẩm độ cao đồng thời với nhiệt độ cao sẽ gây tác hại nghiêm trọng hơn nhiều.

3.  Phòng bệnh

Gà thịt với tốc độ tăng trọng nhanh lại nuôi với mật độ cao nên quy trình phòng bệnh phải được chú ý đặc biệt. Chuồng trại phải đảm bảo sạch, sát trùng kỹ và trải qua thời gian trống chuồng ít nhất 2 tuần sau mỗi đợt nuôi. Hạn chế khách tham quan và đảm bảo nguyên tắc “cùng vào – cùng ra”

Phòng bệnh bằng vacxin để phòng ngừa các bệnh như Newcastle, Gumboro, Đậu.. được áp dụng theo quy trình của từng loại vacxin. Chủng vacxin trên đàn gà khỏe mạnh, áp dụng quy trình chủng ngừa có hiệu quả nhất. Nuôi gà thịt với số lượng lớn nên cách chủng vacxin cũng đáng quan tâm, cho uống trong nước sẽ tiết kiệm được công và ít gây xáo trộn cho đàn gà.
Kháng sinh cũng được sử dụng định kỳ để phòng một số bệnh như thương hàn, bạch lị, CRD, E.coli… là những bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà thịt thương phẩm nhưng nên ngưng thuốc trước khi xuất chuồng 1 – 2 tuần.

Khi xuất bán gà thịt cũng cần lưu ý đến cách dồn bắt gà và vận chuyển đến nơi giết mổ. Quá trình này dễ gây tổn thương, bầm tím thân thịt dẫn đến giảm chất lượng quầy thịt.



Đăng ký nhận bài viết qua Email!

In bài nàyIn bài này Tải xuống dạng PDFTải định dạng PDF


Bản tin mới nhất

Download Tài Liệu CN-TY

 
Trang chủ | Về đầu trang ↑
Vetshop.VN® được thành lập năm 2013
Bản tin chăn nuôi | Chăm sóc chó mèo | Chẩn đoán bệnh | Bệnh trên heo | Bệnh chó mèo | Bệnh gà | Bệnh trâu bò
Thuốc thú y | Dụng cụ chăn nuôi | Thiết bị thú y | Tài liệu chăn nuôi thú y |
Quy trình chăn nuôi | Kỹ thuật thú y | Nuôi thú cưng | Thiết bị chuồng trại | Dụng cụ thú y | Kỹ thuật chăn nuôi | Sách chăn nuôi thú y